Đã từ lâu Facebook trở thành mạng xã hội được ưa thích nhất trên toàn thế giới. Ước tính ở năm 2018, Facebook có khoảng 3,3 tỷ người dùng trong một tháng, chiếm 43% dân số thế giới. Việt Nam là quốc gia có số người sử dụng ứng dụng Facebook đứng thứ 7 trên thế giới với khoảng hơn 60 triệu tài khoản, bằng 2/3 dân số nước ta. Bởi vậy, Facebook đã trở thành “cần câu cơm” kỳ diệu của một bộ phận kinh doanh trực tuyến cũng như các công ty quảng cáo. Vậy cách họ kiếm tiền ra sao? Hãy tham khảo 7 cách kiếm tiền trên Facebook không thể bỏ lỡ ngay dưới đây để hiểu hơn về cách kiếm họ kiếm tiền nhé!
Chạy quảng cáo Facebook Ads thuê không còn xa lạ gì với dân Marketing thực thụ. Tuy nhiên, cách kiếm tiền trên Facebook từ dịch vụ quảng cáo này cũng không hề đơn giản. Để có được một bài quảng cáo đạt hiệu quả cao, người chạy quảng cáo phải có content tốt, nhắm đối tượng chính xác và mẫu quảng cáo phải tác động đến được tâm lý khách hàng. Dịch vụ quảng cáo Facebook thuê này thường thu phí theo 2 cách:
– Thu phí theo phần trăm ngân sách
– Thu phí cố định theo hàng tháng
Ngoài ra, người dùng Facebook có thể bắt đầu kiếm tiền từ những công việc dễ hơn như: Chăm sóc fanpage, xây dựng nội dung, lên ý tưởng quảng cáo thuê. Bằng cách này, bạn có thể kiếm từ vài triệu đến vài chục triệu mỗi tháng mà không cần đến văn phòng làm việc. Công việc linh động, hấp dẫn!
Hình thức kinh doanh này rất phổ biến và đang là xu hướng kinh doanh đem lại hiệu quả cao nhất hiện nay. Từ các cá nhân, tổ chức, công ty, doanh nghiệp… đều có thể tham gia kiếm tiền từ hình thức này. Bất cứ sản phẩm nào bạn cũng có thể đưa lên Facebook để bán, miễn sao không vi phạm đạo đức.
Kiếm tiền trên Facebook bằng hình thức bán hàng online rất đa dạng. Thu nhập không giới hạn, vốn ít, lại không hề phải chịu đánh thuế hoặc tốn kém vào việc đăng kí kinh doanh hay chạy vạy đi thuê mặt bằng/nhân viên. Để so sánh giữa kinh doanh online và trực tiếp thì kinh doanh online mang lại hiệu quả và lơi nhuận cao hơn rất nhiều.
Nếu đang rảnh và cần thu nhập, bạn có thể bắt tay ngay vào việc bán hàng online này. Tuy nhiên, để có được thu nhập đáng mơ ước thì bạn cần phải nhanh nhạy, liên tục bắt đuổi xu hướng và cập nhật thông tin nhanh chóng. Có như vậy, khả năng cạnh tranh cũng như kiếm tiền từ Facebook mới có hiệu quả cao.
Giống như việc kiếm tiền từ các video trên Youtube thì việc kiếm tiền từ Facebook qua livestream cũng tương tự. Bất cứ ai cũng có thể trở thành Streamer Facebook – người phát sóng trực tiếp khi chơi trò chơi điện tử.
Thu nhập của các steamer chủ yếu đền từ nhà tài trợ quảng cáo, từ hệ thống Facebook khi có lượt xem và đăng kí kênh tăng lên. Bên cạnh đó, sự đóng góp và ủng hộ của những người xem trực tiếp qua thẻ điện thoại, qua chuyển khoản cũng là một phần không nhỏ. Chính vì vậy, streamer nào càng nhiều lượt xem, đăng kí kênh thì thu nhập của họ càng cao.
Tuy nhiên, không phải là bất cứ steamer nào cũng có thể kiếm tiền từ “mỏ vàng” này. Bởi công việc này ngoài đam mê thực sự thì cũng gặp rất nhiều khó khăn. Bạn cần có sức khỏe, cần đầu tư nội dung livestream hấp dẫn, và đặc biệt phải có năng khiếu nói thu hút người nghe.
Dịch vụ này chưa bao giờ ngừng “hot” trên các trang mạng xã hội. Đối với Facebook, người dùng có thể thuê dịch vụ tăng like, view cho bài viết/ sản phẩm của mình. Bằng cách dùng một đoạn mã Token để định danh một số tài khoản cụ thể, các nhà cung cấp dịch vụ tăng view lợi dụng tài khoản được định danh đó để tương tác với bài viết được thuê. Bằng cách trực tiếp làm cho bài viết đó nhiều lượt tương tác như: like, share, comment…để nhằm mục đích nhiều người biết đến hơn. Hình thức này cũng giống như quảng cáo, nhưng nó lại không hiệu quả như quảng cáo mà mang tính chất đám đông nhiều hơn.
Thế nhưng, dù dich vụ này không trực tiếp mang tiền về cho người thuê nhưng lại là công việc “ hái ra tiền” của một số bộ phận kiếm tiền trên Facebook.
Có rất nhiều lý do để một tài khoản Facebook bị khóa. Trong số 60 triệu tài khoản của người Việt Nam không ai có thể chắc chắn một ngày có bao nhiêu nick Facebook cần mở khóa. Từ đó, Facebook đã tạo thu nhập cho một bộ phận người làm dịch vụ này. Mỗi khi có một tài khoản cần mở khóa, người thực hiện sẽ nhận được từ 300.000 – 500.000đ từ chủ tài khoản. Một con số không hề nhỏ!
Sẽ có nhiều người thắc mắc rằng nếu bị khóa nick Facebook thì tại sao lại không tạo một tài khoản mới hơn thay vì bỏ ra số tiền như vậy? Tuy nhiên, Facebook bây giờ không chỉ đơn thuần là nơi giải trí, nó đã trở thành nơi cất giữ kỉ niệm, nơi kinh doanh buôn bán và đôi khi là kiêm cả chức năng liên lạc, theo dõi người thân ở xa. Chính vì vậy, nếu tài khoản cũ bị khóa đồng nghĩa với việc sẽ mất đi tất cả những mối quan hệ đã gây dựng trước đó. Chi phí cơ hội là quá lớn, bởi vậy mà nhiều người đành cắn răng chịu mất tiền chứ không muốn tạo tài khoản mới. Dịch vụ này cũng từ đó mà phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Người dùng có thể thành lập một fanpage chất lượng để trao đổi thông tin, đến khi có một lượng người theo dõi tương đối lớn, các Admin sẽ bán fanpage đó kiếm lợi nhuận. Các fanpage này thường tập trung vào một nhóm đối tượng nhất định và có những nhu cầu cụ thể.
Ví dụ, ban đầu một fanpage được xây dựng nhằm trao đổi những thông tin liên quan đến việc học tiếng anh, nhắm đến những đối tượng đang cần cải thiện trình độ tiếng anh như các sinh viên đại học, cao đẳng…Sau đó, khi đã đi vào hoạt động ổn định và có một lượng người tương tác tương đối, fanpage sẽ được bán cho bên cần kinh doanh như các trung tâm đào tạo tiếng anh. Nghiễm nhiên bên mua kinh doanh sẽ có sẵn lượng khách hàng mục tiêu từ fanpage mà không cần mất nhiều thời gian tìm hiểu.
Số tiền kiếm được từ hình thức này không phải là ít, tùy thuộc vào lượng tương tác, dao động từ 100-300đ/like. Tuy nhiên, để xây dựng và hoạt động bền vững được đến lúc bán cũng mất một khoảng thời kha khá. Về người theo dõi, họ không bị ảnh hưởng quá nhiều từ hình thức kinh doanh này, thậm chí đôi khi còn đáp ứng được nhu cầu của mình. Bởi vậy, cách kiếm tiền trên Facebook này vẫn được đông đảo người dùng áp dụng.
Có đến 80% khách hàng quyết định chọn lựa sản phẩm ở trang có nhiều đánh giá, nhận xét tích cực. Nắm được tâm lý này, nhiều công ty, doanh nghiệp thuê người viết bài đánh giá tích cực cho sản phẩm của mình để đổi lấy lòng tin khác hàng. Bất cứ ai cũng có thể nhận viết bài đánh giá, miễn sao bài viết của bạn hay và nhận được nhiều phản hồi tích cực từ khách hàng. Tuy nhiên, kiếm tiền trên Facebook bằng hình thức này lại nhận được số tiền không nhiều, dao động khoảng 80.000đ/bài/1500 từ.
Như vậy có thể thấy, Facebook là một “khó báu” không bao giờ cạn nếu biết cách khai thác và tận dụng. Ngoài những cách mà Iklaners chia sẻ ở trên thì còn có rất nhiều cách kiếm tiền khác trên Facebook khác nữa. Thế nhưng thực tế để có thu nhập cao và ổn định thì lại không phải là chuyện đơn giản. Nếu bạn làm việc bằng tâm huyết và đam mê của mình thi việc kiếm tiền trên Facebook hiệu quả hơn rất nhiều.